DỊCH VỤ VISA - HỘ CHIẾU

DỊCH VỤ VISA - HỘ CHIẾU

Hợp tác lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản

Hiện Việt Nam có hơn 18.000 thực tập sinh đang tu nghiệp tại Nhật Bản, riêng năm 2011, Việt Nam đã đưa được gần 7.000 thực tập sinh kỹ thuật sang Nhật Bản, gấp gần 1,5 lần so với năm 2010. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, số lượng hợp đồng đăng ký phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản vẫn được duy trì ở mức độ khá cao, với nhiều ngành nghề đa dạng và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Trong năm 2012, Nhật Bản tiếp tục là thị trường hứa hẹn tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh có tay nghề của Việt Nam.
Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội phối hợp với Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy việc đưa thực tập sinh sang thực tập tại Nhật Bản và sử dụng có hiệu quả tay nghề và kiến thức của thực tập sinh sau khi về nước” tại Nagoya, Nhật Bản. Đây là cơ hội gặp gỡ trao đổi giữa các doanh nghiệp phái cử của Việt Nam và các Nghiệp đoàn tiếp nhận của Nhật Bản. Hội thảo nhằm đẩy mạnh việc đưa thực tập sinh sang Nhật Bản thông qua việc giới thiệu chính sách của Việt Nam và giới thiệu với các doanh nghiệp Nhật Bản về lao động Việt Nam; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc, đàm phán hợp tác lao động với các đối tác Nhật Bản.
Một trong những nội dung chính được hai bên đề cập tới tại Hội thảo là việc sử dụng có hiệu quả tay nghề và kiến thức của thực tập sinh khi về nước, bao gồm cả việc giới thiệu những thực tập sinh này vào làm việc tại các Công ty Nhật Bản đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam. Phía JITCO đưa ra các đề xuất về việc thiết lập kênh thông tin giới thiệu với các doanh nghiệp Nhật Bản đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam những thực tập sinh chuẩn bị hết hợp đồng trở lại Việt Nam với các kỹ năng và ngành nghề phù hợp. 
Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng khẳng định: “Chương trình thúc đẩy đưa thực tập sinh sang Nhật Bản có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thắt chặt mối liên kết giữa hai quốc gia vốn có tương đồng về văn hóa”.
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản. Thời gian tới, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tích cực đổi mới các chương trình đào tạo trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhật Bản, qua đó thúc đẩy hơn nữa chương trình hợp tác giữa hai bên.
Theo đánh giá của Tổ chức JITCO, so với các nước, lao động Việt Nam đã phát huy có hiệu quả chương trình tu nghiệp. Sau khi về nước, phần lớn số này đã trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Thực tế cũng chứng minh, so với người lao động đi làm việc tại các thị trường khác, người lao động đi làm việc tại Nhật Bản có nhiều lợi thế hơn khi trở về nước. Theo Nghiên cứu lao động trở về nước sau khi đi làm việc ở nước ngoài của Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), người lao động đi làm việc tại Nhật Bản có mức tích lũy cao và ổn định nhất, sau 3 năm làm việc mức tích lũy bình quân là 312 triệu đồng/người.Ý thức của người lao động trở về từ Nhật Bản cũng được đánh giá rất cao, phần lớn sau khi về nước đều tuân thủ đầy đủ các quy định về thanh lý hợp đồng. 
Cũng nhờ có tích lũy khá và nhận thức được nâng cao trong quá trình làm việc tại Nhật Bản, một bộ phận nhất định lao động trở về từ thị trường này đã không tìm việc làm ngay mà tiếp tục học lên để nâng cao trình độ chiếm 7,41% trong tổng số lao động trở về từ Nhật Bản). Trong khi đó, chỉ một số rất ít lao động ở các thị trường khác tiếp tục đi học sau khi về nước.
Bên cạnh đó, có đến 46,71% lao động đi làm việc tại Nhật Bản khi về nước có mức thu nhập từ việc làm hiện tại tương đối tốt (từ trên 3-10 triệu đồng/tháng trở lên). Số lao động được ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội hiện cũng tập trung chủ yếu vào những lao động trở về từ Nhật Bản. Đây là những tác động rất tốt trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta.
Thời gian tới, phía JITCO thể hiện mong muốn Việt Nam nâng cao chất lượng thực tập sinh, đặc biệt về ngoại ngữ để tăng số lượng trong tương lai và đưa ra các đánh giá về xu hướng tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam với số lượng tăng lên trong một số ngành nghề, chủ yếu là sản xuất chế tạo. Riêng đối với ngành nông nghiệp, thời gian tới Nhật Bản tăng nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài, đây là vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp Nhật quan tâm và khá phù hợp với lao động Việt Nam.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam cũng nỗ lực, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung sửa đổi bổ sung của Luật mới của Nhật Bản để áp dụng và tích cực nâng cao chất lượng đào tạo cho ứng viên để đáp ứng yêu cầu của các xí nghiệp tiếp nhận. Tại nhiều cơ sở đào tạo hiện nay, các doanh nghiệp đã phối hợp với các tổ chức tiếp nhận để cử giáo viên và người quản lý người Nhật cùng tham gia đào tạo, rèn luyện ứng viên, tạo cho ứng viên quen với phong cách làm việc của Nhật Bản và đã được đánh giá rất cao.
Hội thảo cũng đã dành riêng phần thời gian để các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản gặp gỡ trao đổi thông tin, giới thiệu về các nguồn lực để tìm kiếm đối tác phù hợp.

Điều kiện  cần và đủ làm visa Nhật Bản
Thư mời (VISA) cho người Nhật Bản nhập cảnh vào Việt Nam
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Dịch Vụ Visa

Visa Cho Người Nước Ngoài

Dịch Vụ Tour Du Lịch

Visa Cho Người Đức