Bất
cứ một cá nhân nào khi thay đổi môi trường sống và làm việc đều phải
chuẩn bị và tìm hiểu những thông tin cơ bản để hòa nhập. Tonkin
xin gửi một bài viết chia sẻ các thông tin cần thiết cần tìm hiểu khi
định cư và mong muốn có thêm nhiều chia sẽ khác với các góc độ khác
nhau, tại các quốc gia khác nhau.
Trong bài viết này Tonkin đưa ra một dàn ý và những kinh nghiệm tại Canada
1. Tìm kiếm các tổ chức giúp đỡ người định cư
Phần
lớn các quốc gia có chính sách thu hút người định cư đều có các tổ chức
của chính phủ hoặc những tổ chức hoạt động cộng đồng chính phủ sẽ hỗ
trợ kinh phí nhằm giúp người định cư sớm hòa nhập với cộng đồng. Các tổ
chức này sẽ đưa những thông tin cần thiết để giúp đỡ người định cư. Tất
cả những thông tin này đều miễn phí và là trách nhiệm của các tổ chức
nêu trên. Các tổ chức này có tên và địa chỉ cụ thể thường public trên
mạng và nhiều tổ chức có website riêng để hướng dẫn về các dịch vụ, hoạt
động mà họ cung cấp.
2. Tìm kiếm nơi ở
Tìm
kiếm nơi ở là công việc đầu tiên phải làm khi đặt chân lên vùng đất
mới. Để có thể tìm kiếm nhanh chóng và phù hợp với nhu cầu, bạn nên tham
khảo trước các website về bất động sản tại nơi mình định sinh sống, có
rất đầy đủ thông tin về việc cho thuê nhà và bán nhà, các trang thiết bị
cần thiết và vị trí có thuận tiện cho sinh hoạt hay không. Khi mua và
thuê nhà cần lưu ý một số thông tin.
+ Thuê nhà:
Khi
thuê nhà thường sẽ có hợp đồng thuê nhà, trong hợp đồng thuê nhà có ghi
các điều kiện ràng buộc về thanh toán tiền, đặt cọc tiền. Tại Canada
thông thường hợp đồng thuê nhà ký một năm và thanh toán làm 2 lần, một
lần khi ký hợp đồng và một lần lúc kết thúc hợp đồng, các lần thanh toán
cần giữ lại giấy biên lai thanh toán vì có thể dùng cho việc khai thuế
hoặc giải quyết các tranh chấp.
Chủ
nhà phải đảm bảo ngôi nhà cho thuê an toàn và đầy đủ các hệ thống cơ
bản như sưởi ấm, điện, nước, gas... Nếu các hệ thống này trục trặc không
phải do lỗi của người thuê nhà thì chủ nhà phải có trách nhiệm sửa chữa
trong thời gian nhất định. Nếu không thực hiện nghĩa vụ này người đi
thuê có quyền liên hệ cơ quan chức năng can thiệp và chủ nhà có thể bị
phạt hoặc liên lụy tới pháp luật.
Trong
trường hợp đang thuê nhà nếu có nhu cầu chuyển sang nơi ở mới thì có
thể đàm phán và tìm người khác thay thế nốt phần thời gian còn lại với
chủ nhà, nếu không đạt được thỏa thuận thì người thuê phải chấp nhận mất
số tiền thuê nhà cho thời gian còn lại đã ký trong hợp đồng.
+ Mua nhà:
Khi
mua nhà phần lớn các thủ tục mua bán nhà đều phải thông qua luật sư,
tìm kiếm một luật sư để hướng dẫn các thông tin cần thiết.
Tìm
hiểu về ngân hàng có thể cho vay mua nhà trả góp bao gồm lãi cho vay,
số tiền thanh toán ban đầu và số tiền phải thanh toán hàng tháng. Muốn
tìm hiểu các thông tin này có thể hẹn gặp trực tiếp các nhân viên ngân
hàng.
Lựa
chọn loại nhà cần mua phù hợp. Với nhà chung cư thì sẽ không phải dọn
tuyết, cắt cỏ và đóng thuế bất động sản nhưng tiền phí duy trì bảo dưỡng
căn hộ thường khá cao. Ngoài ra có thể một số dịch vụ khác phải trả
tiền như giặt là (không được tự giặt là trong phòng). Đối với nhà riêng
thì ngược lại.
Các
bảo hiểm khi mua nhà: cần chọn những bảo hiểm phù hợp và có một số bảo
hiểm bắt buộc khi mua nhà có vay vốn ngân hàng (bảo hiểm cháy nổ...)
3. Tìm nơi giữ trẻ hay trường học cho con cái
Một
trong những quan tâm của các bậc cha mẹ là tìm cho con cái môi trường
học tập phù hợp. Đối với mỗi độ tuổi khác nhau cũng có những sự khác
biệt nhất định. Tại Canada:
+
Dưới 4 tuổi: Trẻ em thường phải đi daycare hoặc bố mẹ ở nhà tự trông
con. Các cơ sở nhận giữ trẻ thường là các cơ sở kinh doanh nên tiền đóng
hàng tháng khá cao và có thể bằng lương đi làm của một người. Nếu bạn
tự trông trẻ thì nên lưu ý có các khu công cộng dành cho trẻ em vui chơi
như công viên hoặc các câu lạc bộ mà các ông bố bà mẹ có thể mang con
tới chơi miễn phí để trẻ con có bạn bè và làm chúng dễ hòa nhập với môi
trường.
+
Từ 4 tuổi tới 6 tuổi: Trẻ có thế đi học mẫu giáo. Có nhiều cơ sở của
chính phủ và trẻ đi học ở độ tuổi này không phải mất tiền học phí. Trẻ
sẽ vừa học và vừa chơi.
+
Trên 6 tuổi: Bắt đầu học văn hóa, phần lớn các quốc gia đều miễn phí.
Bố mẹ cũng không cần thiết phải đưa tới trường, chỉ cần đưa tới các bến
xe buýt nơi nhà trường thường đưa đón học sinh để chúng tự tới trường
hoặc đón khi về nhà.
+ Học ngoại khóa: gồm nhạc, vẽ, các môn học thể thao..., thường sẽ phải mất tiền đóng riêng.
4. Giao thông
Một
trong những khó khăn cho người mới định cư là việc đi lại, hệ thống
giao thông gồm xe bus, tàu điện ngầm, taxi, xe đạp, ôtô. Nếu là sinh
viên có thể được miễn hoặc giảm tiền xe bus. Để thuận tiện giao thông
khi mới sang có thể dùng xe đạp (không phải xin cấp phép bằng) hoặc đi
bằng xe bus. Về lâu dài thì cần phải thi lấy bằng lái xe ôtô. Tại Canada
kỳ thi lái xe ô tô phải vượt qua phần lý thuyết và phần thực hành. Khi
đã vượt qua phần lý thuyết phải chờ đợi khoảng 8 tháng sau mới được khi
phần thực hành. Như vậy, người mới định cư thường sớm cũng phải mất gần
một năm mới được phép lái xe ôtô chính thức.
5. Hệ thống y tế
Tại
Canada thì hệ thống y tế miễn phí, điều này không có nghĩa là mọi chi
phí về y tế đều miễn phí, có những dịch vụ phải trả tiền như tiền chăm
sóc mắt, răng và một số phẫu thuật lớn. Khi tới các cơ sở khám chữa bệnh
đều phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế do chính phủ cấp. Đối với ngưới
mới định cư thường phải chờ một thời gian thông thường là 3 tháng để
nhận được thẻ bảo hiểm y tế.
Để thuận tiện cho việc khám chữa bệnh người định cư có thể chọn một trong các hình thức:
Bác
sỹ gia đình: có lợi điểm là hồ sơ khám được bệnh được lưu trữ liên tục.
Người bệnh có thể xác định được chính xác thời gian khi hẹn gặp bác sỹ.
Mỗi người phải đăng ký để tìm cho mình một bác sỹ gia đình.
Trạm
xá: Là do một nhóm bác sỹ lập ra, người dân có thể tới khám tại đây và
không phải đặt lịch hẹn trước khi khám bệnh. Thời gian chờ đợi sẽ nhanh
hơn là tới bệnh viện trực tiếp, tuy nhiên hồ sơ lại không được lưu trữ
có hệ thống.
Và
cuối cùng có thể tới trực tiếp bệnh viện, ưu điểm là có đầy đủ trang
thiết bị nhưng thường phải chờ lâu. Khi sinh con thì mỗi người có thể
chọn cho mình một bà đỡ đẻ (cũng miễn phí). Nhiệm vụ của người này là
hướng dẫn và hỗ trợ những thông tin cần thiết trong quá trình mang thai
và cách nuôi trẻ sơ sinh.
6. Học tập
Để
có thể làm việc tại Canada thì mỗi người định cư phải đáp ứng các yêu
cầu về kỹ năng, kiến thức cần thiết cho từng ngành nghề cụ thể tại
Canada. Tại website của Bộ Lao động có niêm yết về các ngành nghề, tiêu
chuẩn cần thiết và các tổ chức giúp đỡ người nhập cư đánh giá những kỹ
năng, kiến thức mà họ cần hòan thiện để đáp ứng theo tiêu chuẩn Canada.
Để
đỡ tốn thời gian học bạn nên tham gia vào việc đánh giá kỹ năng sau đó
nếu kỹ năng và kiến thức nào còn thiếu thì sẽ học bổ sung cho phù hợp.
Có nhiều khóa học và trường học đào tạo những kỹ năng cần thiết, có thể
vào mạng để tham khảo danh sách các trường, học phí, các khóa đào tạo
hoặc xin tư vấn của các chuyên gia trước khi học.
Ngoại
ngữ là một trong những chìa khóa quan trọng để hội nhập, các khóa học
về ngoại ngữ cho người nhập cư tại Canada là miễn phí và có thời gian
học khác nhau người định cư tùy chọn, thông qua học ngoại ngữ thông
thường giáo viên sẽ dạy cả văn hóa, các kỹ năng hội nhập cần thiết cho
sinh viên.
7. Làm việc
Mỗi
người muốn làm việc tại Canada đều phải được cho phép bằng giấy phép
làm việc (hay SIN Card). Để nhanh chóng tìm được việc làm nên tới các
trung tâm hỗ trợ tìm kiếm việc làm của chính phủ, trong đó có tư vấn
miễn phí về cách lập hồ sơ xin việc, các kỹ năng cần thiết khi đi tìm
việc, tìm kiếm các cơ sở cần người phù hợp với trình độ và kỹ năng mà
người định cư cần thiết.
Người
đi làm cũng rất cần biết về quyền và nghĩa vụ của người lao động do
luật lao động quy định trong đó quy định về lương tối thiểu, các kỳ
nghỉ, chế độ thải sản (phụ nữ thường được nghỉ sinh con một năm, và
người chồng cũng được xin nghỉ theo chế độ sinh con), các điều kiện để
chấm dứt hợp đồng lao động, thất nghiệp (nếu người đi làm khoảng một năm
liên tục trở lên, nếu thất nghiệp xảy ra thì sẽ được hưởng lương thất
nghiệp một năm).
Nếu
chủ lao động sai thải người làm thuê nếu họ đòi hỏi các quyền lợi đúng
luật thì người lao động có thể liên hệ cơ quan chức năng, chủ lao động
sẽ bị phạt và bồi thường cho người bị ảnh hưởng. Nếu xảy ra mất an toàn
lao động ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc người lao động bị tàn tật, người
chủ phải có thể chịu trách nhiệm về tài chính đối với người lao động
trong suốt thời gian sống còn lại do họ mất khả năng lao động (vẫn hưởng
lương bằng thời gian đi làm).
8. Quyền con người
Các
vấn đề về phân biệt chủng tộc bị luật pháp cấm. Trong công sở, phục vụ
các dịch vụ nếu có bất cứ những hành vi phân biệt chủng tộc đều có thể
kiện tới các cơ quan chức năng. Sức khỏe và tính mạng của công dân được
bảo vệ, những vấn đề như bạo hành trong gia đình, bố mẹ đánh con sẽ bị
phạt và tước quyền nuôi con. Các vấn đề tranh chấp trong cuộc sống thì
người dân có thể thông qua việc kiện lên tòa án để giải quyết. Nếu thua
kiện thì người thưa kiện mất chi phí.
9. Thuế
Bao
gồm một số loại thuế cá nhân cơ bản là thuế thu nhập (đối với người có
thu nhập), thuế tài sản (khi mua nhà), thuế hàng hóa (khi mua hàng hóa
và dịch vụ).
Việc
khai thuế liên quan tới nhiều lợi ích khác nhau, kể cả những người
không có thu nhập cũng cần khai thuế, vì nó liên quan tới các trợ cấp
cho người già, tiền hòan thuế, các lợi ích cho trẻ nhỏ, tiền học phí nếu
là sinh viên đi học có thể được miễn giảm. Khai thuế có thể tự khai
hoặc thông qua các dịch vụ khai thuế.
Thuế
thu nhập tùy từng nước có cách tính khác nhau nhưng thường sẽ có ngưỡng
thu nhập phải chịu thuế và Canada nộp thuế thu nhập lũy tiễn, tức là
người càng nhiều tiền thì tỷ lệ thuế phải đóng càng cao. Thuế hàng hóa
là thuế ảnh hưởng tới cuộc sống người dân hàng ngày, các cơ sở kinh
doanh tại Canada thường niêm yết giá bán không có thuế, nên muốn tính
được chi phí phải bỏ ra hàng tháng cho cuộc sống gia đình cần biết mức
thuế xuất thuế hàng hóa.
10. Các quyền lợi khác
Một
số quyền lợi khác người định cư cũng cần quan tâm. Ví dụ như người già
trên 64 tuổi có tiền già (kể cả chưa bao giờ đi làm) để hỗ trợ cuộc sống
cơ bản gồm tiền thuê nhà và tiền ăn ở, hoặc người già có thể vào các
trung tâm dưỡng lão của chính phủ. Tiền lợi ích cho trẻ nhỏ thì cũng phụ
thuộc vào thu nhập của bố mẹ. Bố mẹ thu nhập thấp thì chính phủ sẽ hỗ
trợ tiền nuôi con nhiều hơn (tiền sữa, tiền trông giữ trẻ, tiền hỗ trợ
học nếu về sau học đại học), tiền hỗ trợ cho người tàn tật nếu không có
khả năng lao động.
Ngoài
ra một số người không có việc làm có thể được hỗ trợ trong thời gian
ngắn về trợ cấp xã hội. Tuy nhiên nếu sức khỏe bình thường thì những
người này sẽ thường bị chính phủ thúc giục tìm kiếm các khóa học và tìm
kiếm việc làm để không xin trợ cấp chính phủ. Một số gia đình thu nhập
thấp có thể xin hỗ trợ về tiền thuê nhà của chính phủ, sinh viên của nhà
có thu nhập thấp có thể được miễn giảm học phí hoặc vay tiền lãi xuất
thấp để đi học, tiền hỗ trợ mai táng khi một người mất, tiền bảo hiểm ý
tế đối với người đi làm chủ lao động có đóng bảo hiểm ý tế...
11. Giá cả hàng hóa và các chi phí sinh hoạt hàng ngày
Một
trong những câu hỏi đối với mỗi gia đình khi định cư là cần phải xác
định một cách tương đối chính xác các chi phí cuộc sống hàng tháng phải
trang trải cho gia đình mình. Người định cư có thể tìm hiểu trước khi
sang định cư bằng cách lên kế hoạch tài chính, liệt kê các khoản chi
tiêu thường xuyên của gia đình. Giá cả các hàng hóa, nhu yếu phẩm cơ bản
thường có trên các trang web bán hàng của các siêu thị, các cửa hàng.
Có một kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ tránh bị động và bị shock về tài
chính khi mới định cư. Khi đi mua hàng lưu ý cần giữ lại hóa đơn mua
hàng, vì nếu sau khi mua hàng trong một thời gian nhất định có thể trả
lại người bán mà không phải phải đưa ra bất cứ lý do nào (điều này quy
định cụ thể trong luật bảo vệ người tiêu dùng).
12. Mở một hoạt động kinh doanh
Nhiều
người định cư quan tâm tới việc mở cơ sở kinh doanh, mỗi loại hình kinh
doanh cũng có những qui định riêng biệt. Nhưng tựu chung tại Canada thì
có thể phân làm hai loại chính là loại chịu trách nhiệm vô hạn (cơ sở
kinh doanh tư nhân và hợp tác kinh doanh giữa một số cá nhân). Loại hình
doanh nghiệp này thì chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm vô hạn về các
khoản nợ của mình. Loại trách nhiệm hữu hạn là các công ty cổ phần, các
cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình.
Nhiều
cơ sở kinh doanh khi mở ra phải có thêm các điều kiện như mở nhà hàng
phải chịu kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số ngành nghề người
làm phải có chứng chỉ hành nghề ví dụ như dược phẩm... Có thể tham khảo
các thủ tục mở cơ sở kinh doanh qua website hoặc các cơ quan chức năng
có trách nhiệm trước khi tiến hành kinh doanh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét