Hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến ngày tết Dương Lịch nhưng ít ai biết đến nó xuất phát từ đâu và nguồn gốc của nó như nào hôm nay mình viết bài này để nói rõ hơn cho mọi người hiểu
Từ lịch Caesar (Julian Calendar)
Nhưng ngày tết hiện nay không dùng chung cho tất cả các nước trên thế giới dù về phương diện thống kê, kinh doanh và thương mại, ngày 1.1 Dương lịch
vẫn được xem là thời điểm đánh dấu một năm trôi qua và năm mới bắt đầu.
Mọi giao dịch mang tính quốc tế đều theo Dương lịch cho thống nhất và
tiện lợi.
Ngày
đầu năm mới đã có từ lâu và biến đổi qua nhiều thiên kỷ theo lịch sử
tiến hóa của loài người. Nó bắt đầu từ thời cổ đại, và tồn tại cùng với
dòng chảy văn minh. Ngày và Giờ được qui định khác nhau trên từng quốc
gia và từng lục địa tùy theo tiết khí, múi giờ.v.v. đồng thời cũng tùy
vào chủng tộc và nền văn hóa của từng nước, từng tôn giáo.
Đế
Quốc La Mã là nước đầu tiên chọn ngày 1.1 làm ngày Năm mới (New Year)
trong hệ thống lịch Julian do Hoàng đế Julius Caesar đề xướng. Còn trước
đó, ngày 25.3 (ngày xuân phân-vernal equinox) được chọn là ngày đầu năm
Dương lịch. Ngày Năm mới 25.3 này được đa số nước theo đạo Cơ đốc ở châu Âu
chấp nhận từ thời trung cổ 1.100 – 1.400 trước Công Nguyên. Ngày này
không phải là thời điểm thu hoạch vụ mùa hay tiết trời đặc biệt nào mà
chỉ là ngày các Nguyên lão trúng cử bắt đầu nhận nhiệm vụ mới trong Viện
Nguyên lão (Thượng viện) của Đế quốc La Mã mà thôi. Như vậy, thời Đế
quốc La Mã, ngày đầu năm được tính lùi lại ba tháng và ngày 25.3 đuợc
xem là ngày đầu năm. Sau này mỗi Hoàng đế La Mã lên trị vì thường đặt
thêm tên khác cho tháng, ví dụ tháng Chín (September) còn gọi là
“Germanucus”, “Antonius” hay “Tacitus”, và tháng 11 (November) còn gọi
là “Domitianus”, “Faustinus” hay “Romanus”.
Thấy
những bất tiện này, Hoàng đế Julius Caesar cho lập bộ Lịch mới (Julian
Caesar). Lịch mới là phát minh của nhà Thiên văn người Hy Lạp
Alexandria, trong đó ông tính hệ thống thời gian cho Lịch theo mặt trời.
Caesar muốn thay đổi ngày đầu năm từ ngày 1.1 mà ông cho là hợp lý
nhất, vì như vậy sẽ phù hợp với điểm chí (Solstices) hay điểm phân
(Equinoxes) và tiết khí. Các tháng 9, 10, 11, 12 đôn lên thành 7,8,9 và
10. Để ghi ơn Julius Caesar, bộ lịch cách tân Julian được Viện Nguyên
lão dành riệng tháng 7 (July, xuất xứ từ chữ Julius) cho tháng sinh nhật
của ông (Quintilis). Đến đời cháu của Caesar, Hoàng đế Augustus cũng
được dành ra tháng 8 “August” để nhớ tháng sinh nhật Sextilis của ông.
Công lớn của Augutus là sửa sai cách tính toán của năm nhuần.
Đến lịch Gregory XII (Gregorian Claendar)
Lịch
Julian được chấp nhận ở Venice (Ý) năm 1522; Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà
Lan, Người Cơ đốc giáo ở Nam châu Âu năm 1556; Đế quốc Phổ, Đan Mạch,
Thụy Điển năm 1559; Pháp năm 1564. Đến năm 1582, lịch Julian mất chỗ
đứng khi Giáo hoàng Gregory XII ngay sau ngày nhậm chức đã dùng phương
pháp tính Lịch hiện đại để phân chia tháng năm. Giáo hoàng sửa đổi và ấn
định ngày đầu của năm mới (New Year) là ngày 1.1 bất chấp chống đối của
nhiều hiệp hội tín đồ Cơ đốc giáo. Trong lịch sửa đổi có tên “Lịch
Gregorian”, 10 ngày trong tháng 10 bị bỏ đi. Như vậy, ngày 4.10.1582
nhảy sang ngày 15.10.1582 và tiếp tục. Bằng cách này, Giáo hoàng đã xóa
bỏ 11 ngày nhuần dự trù cho năm 1700 để các năm đầu thế kỷ 1700,1800 và
1900 không phải là năm nhuần mà đến năm 2000 chuyển giao thiên niên kỷ
mới nhuần. Các nước theo đạo Công giáo tiếp nhận ngày “New Year” trong
lịch Gregorian sớm nhất. Người Tin lành (bắc châu Âu), Hà Lan năm 1583;
Scotland năm 1600; sau đó đến những nước theo đạo Tin Lành và Đức Quốc
chấp nhận ngày “New Year” vào năm 1700, Nga năm 1725; Anh, Anh, Mỹ,
Canada năm 1752 và Thụy Điển năm 1753.
Tất
cả đều đồng tình với việc xóa bỏ 11 ngày trong của năm nhuần 1700 và
lịch phương Đông những nước Phương Đông ảnh hưởng của nhiều nhóm tôn
giáo như Hindus, đạo Lão, Phật giáo, Hồi giáo nhưng họ cũng dùng Lịch
Gregorian. Nhật Bản chấp nhận ngày 1.1 “New Year” Dương lịch vào năm
1873; TQ năm 1912 dùng song hành với âm lịch. Sau đó đến những nước theo
Chính thống giáo nhưng muộn hơn, vào năm 1924 và 1927; nước Nga chấp
nhận lần đầu tiên năm 1918 sau hủy bỏ rồi phục hồi vào năm 1924. Hiện
nay, ngày 1.1 Tết Dương lịch theo Lịch “Gregorian Calendar” được hầu hết
các nước trên thế giới sử dụng, kể cả Bulgaria, Cyprus, Ai Cập, Hy Lạp,
Ba Lan, Romania, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng các nhà thờ Chính thống Đông
Phương ở Grudia, Jerusalem, Nga và Serbia vẫn ăn tết vào ngày 14.1 (tức
ngày 1.1 của lịch Julian Calendar).
Thường
thì họ dùng cả 2 lịch tuỳ theo mục đíchNgười Trung Hoa tính theo hệ
thống mặt trăng cho nên ngày năm mới rơi vào tháng bắt đầu có trăng,
khoảng 4 hay 8 tuần trước khi mùa xuân đến. Ngày chính xác có thể vào
khoảng giữa ngày 21.1 hay ngày 21.2 của lịch “Gregorian Calendar”. Lịch Trung Hoa
thành lập không giống lịch Gregorian bởi vì phạm vi của mùa thay đổi.
Và mỗi năm có can chi khác nhau (mậu tí chẳng hạn) tượng trưng cho 1
trong 12 con Giáp luân phiên theo qui luật Ngũ Hành với chu kỳ 60 năm. Tết Nguyên Đán Việt Nam từ xưa dựa theo Lịch Trung Hoa nên thường giống lịch TQ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét