Kết quả bước đầu tại Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam 2013
Nằm trong kế hoạch xúc tiến thương mại 2013 đã được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Công Thương Thái Bình đã chỉ đạo Trung tâm XTTM Thái Bình tổ chức cho các doanh nghiệp của tỉnh tham gia Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam diễn ra từ ngày 26/4 đến 1/5/2013 tại công viên Thương Bạc, TP Huế.
Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam
2013 có quy mô hơn 180 gian hàng của các làng nghề và cơ sở sản xuất
kinh doanh đến từ 28 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, tỉnh Thái
Bình tham gia 06 gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm nghề và
làng nghề tiêu biểu của tỉnh.
Triển
khai công tác tổ chức tham gia Hội chợ, Trung tâm Xúc tiến Thương mại
liên hệ và vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký trong đó
có 18 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nghề và làng nghề tham gia trưng bày,
quảng bá và giới thiệu sản phẩm tại khu gian hàng chung của tỉnh như:
Công ty sứ Hảo Cảnh, Công ty TNHH Công nghệ gốm sứ OHIO, Cơ sở sản xuất
chiếu nilon Quỳnh Phụ, làng nghề chiếu cói Quỳnh Phụ, Doanh nghiệp may
thêu Cúc Đoàn, Cơ sở đúc đồng Phúc Lộc Thọ, v.v… với các nhóm sản phẩm
chính như vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thực phẩm, hàng thủ
công mỹ nghệ.
Trong
suốt 7 ngày diễn ra hội chợ, khu gian hàng của tỉnh Thái Bình đã thu hút
hàng ngàn lượt khách tham quan, mua sắm, trong đó có các đoàn khách là
lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lãnh đạo UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế, các đoàn khách trong và ngoài nước, v.v... và được đánh
giá cao công tác xúc tiến, chất lượng sản phẩm và quy mô khu gian hàng
của Thái Bình.
Thông
qua quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương
mại, các doanh nghiệp Thái Bình đã tìm được 11 đối tác hợp tác sản xuất
kinh doanh, đại lý phân phối sản phẩm, ký kết 01 hợp đồng xuất khẩu và
bán hàng trực tiếp cho các khách hàng với doanh thu trên 450 triệu đồng.
Cũng
tại Hội chợ, Doanh nghiệp Tây An đã tìm được 3 đại lý phân phối tại thị
trường Thừa Thiên Huế và bán hàng trực tiếp cho khách hàng trị giá trên
200 triệu đồng. Công ty TNHH Kinh doanh thương mại tổng hợp Hải Long tìm
được 3 thương gia có nhu cầu làm đại lý tiêu thụ sản phẩm ô dù các loại
và khăn mặt, trực tiếp bán hàng cho du khách tới tham quan trị giá trên
100 triệu đồng.
Đoàn
cũng đã làm việc với các sở ngành, Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung
tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp, các nhà doanh nghiệp
các tỉnh tham gia hội chợ để tìm hiểu nhu cầu hợp tác kinh doanh, tiêu
thụ sản phẩm của Thái Bình như tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng
Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội, Thái
Nguyên, v.v... Đồng thời, quảng bá giới thiệu về các sản phẩm hàng hóa
của Thái Bình và mời gọi các đơn vị tham gia các chương trình xúc tiến
thương mại của Thái Bình, nhất là việc tham gia Hội chợ Nông nghiệp Quốc
tế đồng bằng Bắc bộ 2013, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tại
Thái Bình. Thông qua đó, một số doanh nghiệp đã thỏa thuận làm đại lý
tiêu thụ các sản phẩm của Thái Bình.
Các
sản phẩm của Thái Bình tham gia hội chợ được đông đảo khách hàng quan
tâm và đánh giá cao. Ngoài các sản phẩm của DNTN Tây An và Công ty Long
Hải, các sản phẩm khác của Thái Bình bán trực tiếp tại Hội chợ đạt trên
150 triệu đồng như sản phẩm thảm len, chạm bạc Đồng Xâm, tranh thêu,
bánh cáy, kẹo lạc, bánh đa Quỳnh Côi, chiếu cói, nước mắm Diêm Điền,
v.v...
Cũng
trong thời gian diễn ra Hội chợ, Trung tâm Xúc tiến Thương mại đã có
buổi làm việc với lãnh đạo Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến Công và Xúc
tiến Thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế để trao đổi kinh nghiệm về công tác
tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin và phát
triển thương mại điển tử. Qua đó, giới thiệu, quảng bá về hình ảnh, sản
phẩm của Thái Bình, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường,
tiêu thụ sản phẩm, liên kết các hoạt động trong hệ thống xúc tiến thương
mại.
Việc
tổ chức tham gia Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2013 của Trung tâm Xúc tiến
Thương mại là một hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực, không chỉ
giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tại các làng
nghề của tỉnh Thái Bình có điều kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm, giao
lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các làng nghề trong cả nước mà còn góp phần
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu, ổn định và
duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét