EC họp bàn về tác động đối với Việt Nam trong đàm phán EVFTA
Ngày 11/6/2013 tại Trụ sở EC tòa nhà
Berlaymont, Tổng vụ Thương mại EC sẽ tổ chức một cuộc họp công bố Đánh
giá Tác động Thương mại bền vững (TSIA) đối với Việt Nam trong đàm phán
EVFTA. Thành phần họp bao gồm các tổ chức dân sự tại EU.
Mục
tiêu của cuộc họp là trình bày và trao đổi các quan điểm với các tổ
chức dân sự của EU về đánh giá tác động đối với Việt Nam trong đàm phán
EVFTA. Tham dự hội thảo về phía Tổng vụ Thương mại sẽ có bà Helena
Koenig, phó đoàn đàm phán về phía EU trong EVFTA và bà Frauke Sommer,
chuyên gia của DG Trade và bà Montserrat Gago, chuyên gia phụ trách đối
với các tổ chức dân sự của EU.
Các tổ
chức dân sự sẽ tham gia dự kiến bao gồm: Nhóm về động vật EU, Ủy ban
Kinh tế Xã hội EU, Tổ chức sản xuất giày thể thao EU, Tổ chức Ngoại
thương EU, v.v.…
Chương trình dự kiến tại cuộc họp gồm có:
- Công bố đánh giá tác động thương mại bền vững TSIA đối với Việt Nam trong đàm phán EVFTA.
- Cập nhật kết quả đàm phán EVFTA vòng 3 tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội
- Thảo luận
Sơ bộ
Báo cáo đánh giá TSIA cho thấy Việt Nam sẽ có những lợi ích trên nhiều
mặt từ FTA với EU. Tuy nhiên, FTA sẽ thúc đẩy chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế Việt Nam
khi nền kinh tế mở cửa hơn đối với thương mại quốc tế. Sự chuyển đổi
này sẽ xảy ra trong ngắn hạn và về dài hạn sẽ đòi hỏi cơ chế bảo hộ xã
hội giúp cho quá trình chuyển đổi được diễn ra thông suốt.
EC coi
Chương về thương mại và phát triển bền vững là phần cốt lõi của FTA,
tạo sự hỗ trợ đôi bên đối với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và
tăng trưởng kinh tế. Do đó, EC sẽ theo đuổi lộ trình đầy kỳ vọng về phát
triển bền vững, là một trong những mục tiêu bao trùm trong chính sách
của EU. Theo đó, các vấn đề cốt lõi đối với phát triển bền vững gồm có
áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn lao động, tăng cường tuân thủ các quy tắc về
phát triển bền vững đối với các ngành nhạy cảm với môi trường như ngành
gỗ và cá.
AFTA là gì?
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA đượcđược ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là CLMV) được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét