Theo chương trình làm việc của Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam
tại Cộng hòa Séc trong quý II năm 2013, Thương vụ đã phối hợp với Hội
người Việt Nam tại Brno và Nam Morava, hai Trung tâm thương mại và Chi
hội doanh nghiệp Brno tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Bán buôn, bán lẻ,
dịch vụ và hướng đi cho cộng đồng người Việt tại Séc” vào đầu tháng 7 năm 2013.
Mục
đích của tọa đàm là cung cấp, trao đổi thông tin, tư vấn định hướng,
gợi ý về những giải pháp giúp cho việc làm ăn kinh doanh của cộng đồng
được bài bản, lâu bền và cạnh tranh lành mạnh, đặc biệt là trong lĩnh
vực phát triển bán buôn, bán lẻ và dịch vụ.
Tại
buổi tọa đàm, ông Nguyễn Thăng Long, Tham tán thương mại Đại sứ quán
Việt Nam tại Cộng hòa Séc đã thông báo tóm tắt về tình hình kinh tế song
phương và tình hình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam tại Séc.
Trong một số năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Cộng hòa Séc và
Việt Nam đã từng bước được đẩy mạnh nhìn từ góc độ giữa hai Nhà nước,
hai Chính phủ. Từ năm 2011 Cộng hòa Séc xếp Việt Nam vào danh mục ưu
tiên thương mại giai đoạn 2011 - 2015.
Năm
2012, Chính phủ Séc tái khẳng định chủ trương này trong đó Bộ Công
Thương Séc đã công bố “Chiến lược xuất khẩu 2012-2020” với danh sách 12
thị trường chủ chốt và ưu tiên về ngoại thương (key markets and priority
countries in trade), trong đó ở Đông Nam Á chỉ chọn duy nhất có Việt
Nam (12 nước gồm: Braxin, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Kazakhstan, Mexico,
Nga, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Mỹ và Việt Nam). Để đáp lại, Bộ Công
Thương Việt Nam cũng đề ra chủ trương đưa thị trường Séc vào danh mục
thị trường tiềm năng, tham gia Chương trình Xúc tiến Thương mại quốc
gia.
Hợp
tác công nghiệp và thu hút đầu tư giữa Séc và Việt Nam hiện chưa có phát
triển đột biến, do đó cả hai nước đang chủ trương đẩy mạnh triển khai
thực hiện các định hướng và dự án đã được ký kết qua Biên bản của 3 Khóa
họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Cộng hòa Séc về hợp tác kinh tế
(lần 1 tại Praha năm 2008, lần 2 tại Hà Nội năm 2010 và lần 3 tại Praha
năm 2012), trong đó cần phát huy sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp, chủ động đề xuất, kết nối giữa trong nước và ngoài nước.
Như
vậy, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước đã có nền tảng pháp lý
cơ bản mạnh mẽ hơn. Vấn đề còn lại là làm sao tranh thủ áp dụng, biến từ
chủ trương thành các công việc cụ thể về hợp tác, góp phần giảm nhẹ khó
khăn hiện tại và nguy cơ (tương lai gần), mang lại lợi ích lâu dài cho
doanh nhân, doanh nghiệp và các hộ kinh doanh của cộng đồng người Việt
Nam.
Ông
Trần Hiệp Thương, Tùy viên thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa
Séc đã trình bày những thế mạnh và những điểm yếu của cộng đồng Việt Nam
tại đang sinh sống tại Séc, những việc đã đạt được và chưa đạt được.
Một số
đặc thù của địa bàn Séc: Cộng đồng doanh nhân Việt Nam (trong tổng số
hơn 60 ngàn người Việt tại Séc) đã trải qua một quá trình lâu dài tồn
tại, có sự tích lũy nguồn lực nhất định, đứng chân được ở một số lĩnh
vực, trong đó có hoạt động bán buôn, bán lẻ, cung cấp dịch vụ
khá phát triển, có được thị phần và địa bàn ở hầu hết các địa phương
Séc. Ngoài hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn Séc,
Slovakia và các vùng lân cận, nhiều doanh nhân Việt Nam đang tham gia
đầu tư về trong nước ở một số lĩnh vực bất động sản, phát triển hạ tầng,
góp vốn sản xuất, trao đổi thương mại xuất nhập khẩu, v.v… Đó là một
yếu tố đặc thù rất quan trọng để các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp
trong nước tăng cường khai thác tiềm lực, kết nối, hợp tác sau khi có sự
hỗ trợ nhất định ban đầu.
Một số
khó khăn chung: Trước khó khăn chung của kinh tế Séc, nhiều hộ kinh
doanh đã chủ động, nhanh chóng chuyển hướng từ lĩnh vực kinh doanh quần
áo sang kinh doanh thực phẩm và hiện tại cũng đứng chân được ở nhiều
vùng, địa phương, có thu nhập tương đối ổn định. Tuy nhiên, cũng đã dần
xuất hiện một số yếu tố đáng chú ý là: Kinh doanh theo phong trào, chưa
có hình thức hỗ trợ nhau kiểu như hiệp hội ngành nghề, đôi khi lại ganh
đua, phá giá gây khó lẫn nhau cho chính nội bộ cộng đồng. Các hãng ngoại
quốc lớn đang thâm nhập ồ ạt vào Séc, mở rộng mạng lưới kinh doanh
không chỉ theo quy mô lớn, đại siêu thị hay siêu thị mà cũng có xu hướng
phát triển cửa hàng nhỏ theo hình thức nhượng quyền thương hiệu, gây áp
lực không nhỏ lên tình hình kinh doanh. Bên cạnh bán buôn, bán lẻ, các
lĩnh vực dịch vụ cũng có nhưng chưa đa dạng, chưa bén rễ sâu bền.
Trong
bối cảnh đó, các Hội đoàn, Chi hội… tiếp tục suy nghĩ kế sách và hướng
phát triển nghề nghiệp cho cộng đồng mình, đặc biệt trong bối cảnh sau
một vài năm nữa nước sở tại sẽ đưa ra những biện pháp quản lý chặt chẽ
hơn, các hãng lớn sử dụng những chính sách kinh doanh nhằm cạnh tranh dữ
dội hơn.
Đại
diện ngân hàng Việt BIDV có trụ sở tại Praha đã đưa ra các chiến lược
rất hữu ích cho cộng đồng trong việc tháo gỡ về vốn, các chương trình
vay tiền kinh doanh bất động sản ngắn hạn và dài hạn. Đại diện công ty
Makro đã đưa ra các chiến lược phát triển mạng lưới bán lẻ trong cộng
đồng người Việt và đã thu hút được sự quan tâm trong cộng đồng. Rất
nhiều câu hỏi được nêu lên trong buổi tọa đàm và các ý kiến trao đổi
cũng rất thiết thực. Đại diện các doanh nghiệp đã cùng nhau trao đổi cởi
mở, thu được kết quả rất hữu ích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét