Lao động xuất khẩu phải ký quỹ tối đa 3.000 USD
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa ban hành hai thông tư 21, 22 về thiết lập mức trần ký quỹ bắt buộc theo từng quốc gia tiếp nhận lao động và chuẩn hóa các hợp đồng lao động.
Theo thông tư 107 có hiệu lực năm 2003, đối với một số thị trường lao động, nếu doanh nghiệp
thấy tiền đặt cọc theo quy định không đủ để thực hiện việc bồi thường,
có thể thoả thuận với người lao động về biện pháp ký quỹ hoặc bảo lãnh
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng ký kết
với doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động nước ngoài.
Tuy nhiên, quy định
này đã gây một số bất cập và không còn phù hợp. Bộ Lao động ban hành
thông tư 21 quy định mức trần ký quỹ tùy thuộc vào ngành nghề và thị
trường tiếp nhận lao động. Theo đó, mức trần thấp nhất là 300 USD đối
với các nước Malaysia, Brunei, Thái Lan, Lào. Mức cao nhất là 3.000 USD
đối với thực tập sinh đi Nhật Bản và thuyền viên trên tàu cá tại Hàn
Quốc.
Mức trần ký quỹ của
các nước khu vực Trung Đông là 800 USD, các nước châu Phi là 1.000 USD,
các nước châu Mỹ là 2.000 USD, Australia và các nước châu Âu từ 1.000
đến 2.000 USD.
Tại thị trường Đài
Loan, nơi tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất hiện nay, mức trần ký
quỹ đối với giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe là 800 USD, thuyền
viên tàu cá xa bờ 900 USD và công nhân nhà máy, xây dựng và các ngành
nghề là 1.000 USD.
Đối với các thị trường chưa quy định mức trần ký quỹ, người lao động ký quỹ với mức tương ứng bằng vé máy bay chiều về Việt Nam.
Khi người lao động
hoàn thành hợp đồng lao động, về nước đúng thời hạn sẽ được hoàn trả
tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi). Trường hợp phải về nước trước thời hạn
do điều kiện khách quan thiên tai, ốm đau, tai nạn... thì được hoàn trả
tiền ký quỹ sau khi đã trừ các chi phí phát sinh (nếu có). Tiền ký quỹ
sẽ không được hoàn trả nếu người lao động về nước trước thời hạn do vi
phạm hợp đồng, bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc hết hợp đồng
không về nước đúng hạn...
Trường hợp người lao
động vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ thì tiền ký quỹ của
người lao động (gồm cả gốc và lãi) sẽ được sử dụng để trả khoản vay ngân
hành. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải báo cáo định kỳ về tình
hình thực hiện, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động về Cục
Quản lý lao động ngoài nước trước 20/6 và 20/12 hàng năm.
Ngoài quy định
nhằm hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp, Bộ Lao động cũng ban hành thông tư
22 quy định các doanh nghiệp tuyển dụng Việt Nam không còn được áp đặt
các điều kiện trong hợp đồng, mà phải tuân thủ những điều kiện tiêu
chuẩn.
Mô hình xuất khẩu lao động
Doanh nghiệp phải thực
hiện hợp đồng mẫu, đề cập tới một công việc cụ thể, tên tuổi và địa chỉ
của công ty tiếp nhận, thiết lập rõ ràng trách nhiệm của tất cả các bên
và thủ tục giải quyết tranh chấp để bảo vệ lao động di cư trong trường
hợp chấm dứt hợp đồng. Doanh nghiệp cũng phải hoàn trả chi phí cho người
lao động nếu không đưa được lao động ra nước ngoài làm việc.
Ông Trần Văn Tư,
Trưởng phòng Cơ chế Chính sách thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
cho rằng, hai thông tư mới sẽ giúp giải quyết vấn đề cạnh tranh không
lành mạnh giữa các doanh nghiệp tuyển dụng và các "chi phí ngầm" mà
người lao động phải trả để đi làm việc ở nước ngoài.
"Để kỳ vọng trên trở
thành hiện thực, các cơ quan quản lý Nhà nước phải tăng cường kiểm tra
đối với các doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài", ông nói.
Hiện nay, Việt Nam có
khoảng 170 doanh nghiệp tuyển dụng hoạt động, mỗi năm gửi khoảng 80.000
lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mục đích của hai thông tư mới là đưa
quá trình tuyển dụng và các chi phí liên quan đến lao động di cư quốc tế
của Việt Nam sẽ minh bạch hơn sau khi quy định mới có hiệu lực từ ngày
1/12.
Các dịch vụ liên quan:
Giấy phép lao động cho người nước ngoàiCấp mới giấy phép lao động
0 nhận xét:
Đăng nhận xét