Với mục tiêu tạo cơ hội cho các bên tham gia chia sẻ kinh nghiệm về việc làm bền vững và di cư an toàn của lao động di cư
, Diễn đàn đã thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu đại diện cho cả ba bên là chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động, đến từ các quốc gia thành viên ASEAN cùng các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức dân sự xã hội và một số doanh nghiệp tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Diễn đàn lần này là hoạt động thường
niên lần thứ 3 của các nước thành viên ASEAN, nằm trong khuôn khổ Kế
hoạch Hành động của Ủy ban ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy quyền của người
lao động di cư (ACMW), được tổ chức sau các cuộc họp của Ủy ban. Hai lần
trước, Diễn đàn được tổ chức tại Philippines và Thái Lan, tập trung chủ
yếu vào cách thức thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền
của lao động di cư cũng như thảo luận các nội dung cơ bản của Văn kiện
Khu vực về bảo vệ quyền lợi lao động di cư.
Tại diễn đàn lần này, nhiều vấn đề cụ
thể về lao động di cư đã được thảo luận, như nhu cầu cung cấp lao động
di cư thông qua thông tin có chất lượng tại nước phái cử lao động, nước
trung chuyển lao động và tại nước tiếp nhận lao động; giáo dục và hỗ trợ
đối với lao động di cư;
vai trò và phạm vi hoạt động của công đoàn; làm việc với cộng đồng di
cư; pháp luật đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; di cư an
toàn đối với lao động nữ ở các nước ASEAN; Hiệp hội Xuất khẩu lao động
Việt Nam (VAMAS) với việc nâng cao nhận thức và chất lượng dịch vụ thông
tin cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đào tạo lao động trước
khi đi làm việc ở nước ngoài của các cơ quan chính phủ, xã hội dân sự,
công đoàn; bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc tại
nước ngoài…
Theo thống kê của ILO Khu vực châu Á -
Thái Bình Dương, khoảng 40% người di cư ASEAN di chuyển trong phạm vi
các nước ASEAN (tương đương với 5,9 triệu người). Đặc biệt, luồng di
chuyển này tập trung chủ yếu vào 3 nước tiếp nhận là Malaysia, Thái Lan
và Singapore. Theo nhận định của các chuyên gia, số lao động di cư trong
ASEAN sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những năm tới.
Những thách thức lớn mà lao động di cư
đang phải đối mặt hiện nay là nguy cơ bị bóc lột sức lao động cao hơn,
trong khi khả năng tiếp cận các hình thức bồi thường còn hạn chế; các
công ty tuyển dụng có giấy phép và không có giấy phép đều thu phí môi
giới cao hơn; thiếu các tổ chức và đại diện hợp pháp cho lao động di cư,
trong khi các hình thức lao động áp bức và lao động trẻ em có chiều
hướng gia tăng...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét